Các công ty vận tải biển Trung Quốc lần lượt báo lỗ hoặc lợi nhuận giảm đáng kể, những đội tàu vận tải nằm dài chờ việc bên các cảng biển... Một trong những nguyên nhân thua lỗ của các hãng vận tải biển lớn của Trung Quốc là họ đầu tư quá nhiều cho đội tàu trong khi đầu việc lại quá ít vì kinh tế suy giảm.
Tháng 3, Công ty Phát triển vận tải biển Trung Quốc (China Shipping Development) công bố lợi nhuận trong năm 2012, giảm 93% so với năm 2011. Trong báo cáo quý I năm nay, công ty vận tải tàu biển lớn thứ hai Trung Quốc này đã báo lỗ tới 490 triệu nhân dân tệ (khoảng 70 triệu USD). China Shipping Development cho biết, Công ty đang tìm cách ngừng nhận tàu mới vào tháng 8.
Tháng 3, Công ty Phát triển vận tải biển Trung Quốc (China Shipping Development) công bố lợi nhuận trong năm 2012, giảm 93% so với năm 2011. Trong báo cáo quý I năm nay, công ty vận tải tàu biển lớn thứ hai Trung Quốc này đã báo lỗ tới 490 triệu nhân dân tệ (khoảng 70 triệu USD). China Shipping Development cho biết, Công ty đang tìm cách ngừng nhận tàu mới vào tháng 8.
Lỗ thảm hại, lãi quá ít
Đội tàu vận tải biển của Trung Quốc ước tính khoảng 1.500-2.000 chiếc với tải trọng từ 10.000-50.000 tấn. 2/3 số tàu này đã cũ, nhưng 1/3 còn lại là tàu mới, lớn và tiết kiệm nhiên liệu - được cho là gây lo ngại "phá giá" đối với thị trường vận tải biển quốc tế.
Trước đó, China Shipping Container Lines Co, công ty vận tải container đường biển do nhà nước Trung Quốc nắm cổ phần đa số, cũng trong tình trạng thua lỗ nhưng đã xoay chuyển được tình thế nhờ việc bán bớt tàu. Lợi nhuận ròng năm 2012 của Công ty đạt mức 522,69 triệu nhân dân tệ, so với mức lỗ ròng 2,74 tỷ nhân dân tệ trong năm 2011. Doanh thu tăng 15%, đạt 32,58 tỷ nhân dân tệ.
Bất ngờ nhất là China Cosco Holdings, Tập đoàn vận tải biển lớn nhất của Trung Quốc, báo lỗ hơn 1,5 tỷ USD trong năm 2012. Theo báo Wall Street Journal, Cosco vừa công bố mức lỗ ròng của Tập đoàn này là 9,56 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,54 tỷ USD) trong năm ngoái. Năm 2011, “đại gia” này lỗ 10,45 tỷ USD. Nguyên nhân được Cosco đưa ra là thị trường vận tải biển Trung Quốc suy yếu và chi phí nhiên liệu tăng cao.
Chủ tịch Cosco, ông Wei Jiafu cho biết, Cosco lỗ lớn do sự mất cân đối cung cầu vận tải biển, mức giá chở hàng thấp và chi phí tăng cao hơn. Theo giới phân tích, các hãng vận tải tàu biển của Trung Quốc sẽ tiếp tục đối diện với những áp lực lớn trên thị trường vận tải trong bối cảnh sự chênh lệch giữa nguồn cung và cầu sẽ thu hẹp.

Loay hoay tìm đầu ra
Thị trường vận tải biển thế giới đạt cực thịnh năm 2008 nhưng do tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá cước tụt "không phanh". Theo hãng môi giới vận tải H. Clarkson & Company, giá cước chở một chuyến quặng sắt bằng tàu cỡ lớn đã giảm từ mức 300.000 USD mùa hè năm ngoái, xuống còn 10.000 USD vào đầu năm nay. Hiện giá đang ở mức 25.000USD, nhưng các chủ tàu cho hay đây chỉ là tạm thời.
Trước đây, đội tàu biển Trung Quốc chủ yếu vận chuyển các mặt hàng như than đá, quặng thép, hay ngũ cốc, phân bón... Tuy nhiên, sự giảm tốc của nền kinh tế đã làm suy giảm hoạt động thương mại đường biển nội địa ở nước này khiến các đội tàu "hoành tráng" của nhiều tập đoàn vận tải biển lớn của Trung Quốc phải "ngồi chơi xơi nước". Ông Ralph Leszczynski, chuyên viên nghiên cứu thuộc Công ty Dịch vụ vận tải biển Banchero Costa, nhận định: "Đây là hệ quả của nhiều chủ tàu Trung Quốc, bao gồm cả quốc doanh và tư nhân, khi họ nhảy vào lĩnh vực vận tải biển ở thời kỳ cực thịnh và mua nhiều con tàu đắt tiền. Mức doanh thu phải đạt được để hòa vốn cao. Do đó, thua lỗ là điều khó tránh khỏi".
Để kiếm việc, nhiều đội tàu buộc phải quay mũi ra nước ngoài. Thị trường tiềm năng mà họ đang “tấn công” là Indonesia, nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới. Đội tàu Indonesia vốn đang phải trông chờ vào việc vận tải than để bù đắp cho sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu quặng nickel, sẽ khó có thể cạnh tranh được với đội tàu Trung Quốc "hoàng tráng" với giá vận tải thấp. Tuy nhiên, đây sẽ không còn là miền đất hứa đối với đội tàu Trung Quốc nếu Indonesia hạn chế xuất khẩu than theo chiến lược hạn chế xuất khẩu hàng hóa thô.
Viện Vận tải Thượng Hải khẳng định: “Thị trường vận tải biển rất khó khăn, mọi chuyện có thể sẽ còn tồi tệ hơn trong thời gian tới”.
Theo MarketWatch, Reuters
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết
Trả lờiXóaXe nâng hàng | Xe nâng điện cũ | bán Xe nâng cũ tại TPHCM | Cầu xe nâng | Sàn nâng cơ khí | Container Side Panel